Lựa chọn hình thức kinh doanh nào có lợi nhất với điều kiện, hoàn cảnh của mình cũng như phù hợp với sự phát triển chung của xã hội là điều băn khoăn của không ít người khi bước vào “thương trường”. Tư vấn BESCO xin chia sẻ một vài quan điểm nhằm xác định rõ những ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2015.
Theo tiêu chí phân loại qua chế độ trách nhiệm tài sản thì có hai nhóm doanh nghiệp: thứ nhất là nhóm doanh nghiệp với thành viên chỉ chịu trách nhiệm bằng số vốn mà họ đã góp (công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn), và thứ hai là nhóm doanh nghiệp với thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty (công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân). Tuy phân biệt như vậy, nhưng do nhu cầu của xã hội mà công ty hợp danh vẫn có thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mình đã góp. Đi sâu phân tích thì mỗi loại hình có các ưu nhược điểm sau đây:
- Công ty Cổ phần
-Số lượng thành viên không giới hạn: tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Đặc điểm này vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này: ưu điểm là khả năng huy động vốn linh hoạt (bằng cách phát hành cổ phần, cổ phiếu, tiếp nhận thành viên mới dễ dàng), và nhược điểm cũng là không hạn chế được người lạ thâm nhập và công ty, cũng như bảo toàn được bí mật kinh doanh;
-Khả năng huy động vốn linh hoạt: phát hành cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn;
-Tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sang lập cho người không phải là cổ đông sang lập trong 3 năm đầu tiên kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).
-Số lượng thành viên giới hạn: không quá 50. Đây là một điểm hạn chế trong việc huy động nguồn vốn đầu tư, phát triển kinh doanh. Tuy nhiên với quy mô như vậy cũng phần nào đáp ứng nhu cầu của một bộ phận nhà đầu tư, nhằm hạn chế những nhược điểm của loại hình doanh nghiệp với số lượng thành viên không giới hạn, khó kiểm soát cũng như thống nhất trong đường lối phát triển công ty.
-Khả năng huy động vốn hạn chế hơn công ty cổ phần: dựa vào khả năng góp vốn của thành viên công ty hoặc vay vốn;
-Hạn chế việc chuyển nhượng phần vốn góp: trước hết phải chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại trong công ty, nếu các thành viên này không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán, mới được chuyển nhượng cho người khác.
- Công ty Hợp danh.
-Số lượng thành viên: ít nhất là 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài ra, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
-Khả năng huy động vốn hạn chế: thông qua việc tăng vốn góp của thành viên, hoặc tiếp nhận thành viên mới, vay vốn; không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
-Khả năng chuyển nhượng phần vốn góp hạn chế: muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cho người khác phải được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Ngoài ra, việc tiếp nhận thành viên mới (bao gồm cả thành viên hợp danh lẫn thành viên góp vốn) của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận
4.Doanh nghiệp tư nhân.
-Số lượng thành viên cố định: do một cá nhân làm chủ.
-Khả năng huy động vốn hạn chế: tùy thuộc vào chủ sở hữu hoặc vay vốn;
-Trường hợp chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn của mình trong công ty thì phải thực hiện các thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp hoặc đăng ký thay đổi cho chủ doanh nghiệp tư nhân mới.
.
Mọi thắc mắc, đề nghị mời quý khách hàng liên hệ qua HOTLINE: 088.868.3334/ 0934.6688.02, hoặc gửi thư về địa chỉ: info@tuvanbesco.vn/ tuvanbesco@gmail.com, chúng tôi sẽ phúc đáp nhanh chóng và chính xác nhất.